- Bàn thờ 1,27x1,27
Liên hệ - Kệ bày đồ
Liên hệ - Tủ kính bày cổ vật
Liên hệ - Khung kính bày cổ vật
Liên hệ - Đôn
Liên hệ - Bàn trà mặt kính cường lực, ray trượt âm giảm chấn
Liên hệ - Tủ thờ chung cư
Liên hệ - Bàn trà phòng khách
Liên hệ - Tủ thờ
Liên hệ - Tủ thờ
Liên hệ - Tủ thờ
Liên hệ - Tủ thờ
Liên hệ - Tủ góc
Liên hệ - Tủ quần áo
Liên hệ - Tủ quần áo
Liên hệ - Tủ quần áo
Liên hệ - Tủ quần áo
Liên hệ - Giường ngủ
Liên hệ - Giường ngủ
Liên hệ - Giường ngủ
Liên hệ
Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước. Tỉnh có đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A chạy xuyên qua. Từ thành phố Bắc Ninh theo quốc lộ 38 tới Cẩm Giàng (Hải Dương). Thành phố Bắc Ninh cách Hà Nội hơn 30km, Bắc Giang 20km, theo quốc lộ 1A. Ăn gì?
Bánh tẻ làng Chờ Những ngày lễ tết ở vùng Yên Phong đã đành, nay thì ở hội Lim (Tiên Du), hội Đền Đô (Từ Sơn)... các nhà hàng khách sạn ở Bắc Ninh, Hà Nội rồi đến những ngày khánh thành, lễ cưới sang trọng đều thấy có bánh tẻ làng Chờ. Đang lúc rượu ngà ngà các món cao lương ngũ vị cũng đã ngán cả rồi thì thứ bánh tẻ quê mùa vừa dẻo vừa dai, vừa giòn vừa thơm, vừa thanh vừa mát làm cho người thêm tỉnh táo, lại chắc cái dạ thì thật là tuyệt
Gọi là bánh tẻ làng Chờ là cách gọi dân dã cho dễ nhớ dễ thuộc. Phương ngôn có câu: Ba làng Mịn, bảy làng Chờ Một làng Ô Cách chơ vơ giữa đồng. Chờ là tên gọi chung của 7 làng: Phú Mẫn, Nghiêm Xá, Trung Bạn, Ngân Cầu (thị trấn Chờ), Ngô Nội, Tiên Trà, Phù Lưu (xã Trung Nghĩa) thuộc tổng Chờ xưa, kết nghĩa với nhau tổ chức ngày hội “thất thôn giao liệt” từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 3 âm lịch hàng năm. Bánh tẻ ngon nhất lại là của các làng Chờ: Ngô Nội, Tiên Trà, Phù Lưu, Nghiêm Xá. Có lẽ đây là những làng nhiều đồng chiêm cấy được những giống lúa có gạo thơm ngon.
Trầu têm cánh phượng
Câu chuyện Trầu cau khép lại bằng tục ăn trầu-một phong tục truyền thống của nhân dân ta để tô đậm tình cảm sắt son, thủy chung đẹp đẽ. Miếng trầu bao giờ “cũng là đầu câu chuyện” để bắt mối lương duyên và những khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, ma chay... đều không thể thiếu miếng trầu. Vì thế mà truyện Trầu cau đã bất chấp thời gian mà sống mãi với nhân gian. Hình tượng trầu têm cánh phượng của cô Tấm trong truyện Tấm Cám không chỉ còn là huyền thoại, là ảo ảnh siêu thực. Miếng trầu têm cánh phượng đã bước từ cổ tích ra ngoài cuộc sống. Rất bình dị, gần gũi, nhưng cũng không kém phần cao sang quyến rũ, vẫn tồn tại qua thời gian để thăng hoa nét đẹp truyền thống một vùng quê. Bánh khúc làng Diềm thắm đượm tình quê quan họ
Bánh khúc làng Diềm có 2 loại: nhân hành và nhân đỗ. Bánh khúc nhân đỗ có vị bùi của đỗ, vị béo của thịt và vị thơm của hạt tiêu. Bánh khúc nhân hành thì có cái thơm của hành khô, hạt tiêu, răm, cộng với cái giòn mộc nhĩ, cái ngậy béo của thịt ba chỉ băm nhỏ. Sau khi làm nhân xong và bọc vỏ bánh bên ngoài, dùng gạo nếp rắc lên vỏ bánh và cho bánh lên hấp như đồ xôi. Bánh khúc ăn lúc nóng là ngon nhất có thể chấm thêm một chút muối vừng hoặc muối lạc. Gà Hồ - Sản phẩm độc đáo về văn hóa và ẩm thực của người Kinh Bắc
Nếu có dịp về Thuận Thành, Bắc Ninh vào ngày Xuân, bạn hãy đến với chùa Dâu, chùa Bút Tháp, lăng Kinh Dương Vương, Nam giao học tổ Sỹ Nhiếp, thăm quê nhà thơ Nguyễn Gia Thiều, làng tranh Đông Hồ và đến thôn Lạc Thổ, quê hương của thi sỹ Hoàng Cầm, nơi ấy có một sản phẩm văn hóa, ẩm thực độc đáo của người Kinh Bắc: gà Hồ. Cơm Quan họ
Xưa kia, mâm cỗ đãi khách ở tất cả các làng Quan họ gốc có chung đặc điểm là 3 tầng, đều được bày trên mâm đan, bát đàn nhưng mỗi làng lại có những món ăn đặc trưng, riêng biệt và tầng trên cùng thường dành để bày những món ăn riêng có của làng mình. Chỉ một số món đựng bằng bát lớn, khó chồng lên trên thì mới phải đặt ở tầng dưới, như: cháo cái Đào Xá, bún riêu Đương Xá. Cháo Thái
Bát cháo thái có sự hoà quyện giữa màu trắng ngần của gạo nếp, màu xanh của hành, vàng nhạt của nước dùng gà. Tất cả thu hút khách khi thưởng thức món ăn dân dã, mộc mạc này ngay từ lần đầu tiên. Khi nồi cháo thái vừa bắc khỏi bếp và từ từ thưởng thức từng thìa cháo thái ta sẽ cảm nhận được cái mịn của hạt gạo, độ chín nhừ của gạo, thơm béo của nước gà, vị cay nồng của hạt tiêu. Món bánh Tro
Đến với Đình Tổ và thưởng thức bánh tro, du khách luôn tự hỏi rằng, phải chăng, chính bởi vị thanh mát, ngọt ngào và cả dáng hình nhỏ xinh, mềm mại của chiếc bánh Tro cổ truyền như luôn khiến người thưởng thức nhớ về vùng làng quê nơi thôn dã đầm ấm, thân thương này. Bánh đúc lạc
Tuy nhiên, khâu quan trọng nhất trong làm bánh đúc vẫn là khâu quấy bánh. Người ta cần chuẩn bị một chiếc nồi được tráng mỡ, đoạn đổ bột vào, bắc lên bếp, lấy đũa cả quấy liên tục sao cho bột không vón, không khê, không sát nồi, phải quấy thật đều tay, nếu không sẽ bị vón cục ngay. Tương Đình Tổ
Bánh phu thê Đình Bảng
Bánh phu thê được hấp trong khuôn hình vuông. Người ta dàn một lớp bột vỏ bánh vào trong khuôn, sau đó xếp nhân vào và cuối cùng lại đặt một lớp bột nữa lên trên rồi đem đi hấp. Đợi khi bánh nguội, người ta bắt đầu gói bánh. Bánh được gói bằng 2 lớp: lớp bên trong là lá chuối, bên ngoài cùng là lá dong và buộc bằng dây lạt màu hồng. Cắn miếng bánh phu thê, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo của nếp, chút bùi bùi của đậu xanh, mùi thơm của vừng, chút béo của dừa, tất cả hòa quyện lại tạo thành vị ngon ngọt lành. Đi đâu?
Làng Đình Bảng
Theo chiều dài lịch sử, Đình Bảng là một làng trù phú, kinh tế văn hoá phát triển, thuận lợi giao thông thủy và bộ. Nằm ở vị trí tiếp giáp, nối liền miền đồi núi đông bắc với đồng bằng phía nam cho nên Đình Bảng là nơi hội tụ và đón nhận ảnh hưởng của cả phương bắc, phương nam, phía đông và phía tây. Bước chân vào làng Đình Bảng, ta như vào một đô thị sầm uất, nhộn nhịp nhưng vẫn thấy cái riêng của một làng quê có truyền thống lịch sử và văn hoá. Mỗi tên xóm, tên thôn, tên đất đều mang một dấu ấn lịch sử. Đình Bảng là đặc trưng tiêu biểu của làng xã Việt Nam vừa mang đậm tính dân tộc, vừa có vóc dáng của làng xã văn minh hiện đại.
Chùa Dâu
Từ những thế kỷ đầu công nguyên, chùa Dâu đã là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng trong nước và ngoài nước. Từ cuối thế kỷ thứ 4, Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã mở đạo tràng thuyết pháp tại chùa, lập nên thiền phái đầu tiên ở Việt Nam. Cừu đá
Chùa được ông Mạc Ðĩnh Chi đứng ra dựng lại với qui mô lớn vào thế kỷ 14, và trùng tu nhiều lần ở các thế kỷ tiếp theo. Hiện nay ở sân chùa có tháp Hòa Phong 3 tầng cao khoảng 17m. Trong tháp có chuông lớn đúc dưới triều Cảnh Thịnh (1793), khánh lớn bằng đồng đúc năm Minh Mạng 18. Ngoài ra, còn có tượng Bà Pháp Vân, tượng Kim Ðồng và Ngọc Nữ. Chùa Bút Tháp
Nói đến Bắc Ninh, ta không thể không nói đến chùa Bút Tháp. Ðây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó. Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ 17). Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế. Chùa có tên chữ là "Ninh Phúc Thiền Tự" được xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Ngoài cùng là Tam Quan, tiếp đến là gác chuông rồi đến Tiền Ðường, tiếp theo là Thượng điện - gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc. Tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt, nghìn tay ở Chùa Bút Tháp (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) - 1 trong 3 cổ vật đặc sắc được đề nghị công nhận là báu vật quốc gia. Đình làng Đình Bảng
Làng tranh Đông Hồ
Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn
Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Ðông Hồ. Đền Đô
Là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý. Đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009 - 1028); Lý Thái Tông (1028 - 1054); Lý Thánh Tông (1054 - 1072); Lý Nhân Tông (1072 - 1128); Lý Thần Tông (1128 - 1138); Lý Anh Tông (1138 - 1175); Lý Cao Tông (1175 - 1210) và Lý Huệ Tông (1210 - 1224). Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích còn gọi là chùa Vạn Phúc, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 10. Chùa được hoàn chỉnh vào triều Lý Thánh Tông (1057) và tu bổ khang trang vào năm 1686. Vào năm 1057, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng cây tháp báu và đúc pho tượng Phật mình vàng.
Chùa được xây dựng đại qui mô vào thế kỷ thứ 17. Năm 1947, do chiến tranh, chùa bị phá huỷ hoàn toàn. Năm 1958, chùa được dựng lại sơ sài. Năm 1991, chùa được xây dựng dần theo qui mô kiến trúc cổ. Hiện tại di vật của chùa còn lại là bức tượng Phật A-di-đà bằng đá, ngồi thiền định trên toà sen, cao 1,85m (tính cả bệ đá là cao 3m).
Theo diemtinnet
|
Các Tin khác |